Giờ nói mình từng học tiếng Pháp chắc nhiều người hết hồn tròn mắt ngạc nhiên nghĩ trời ơi cái con ngớ ngẩn xàm xí thích phá hoại ngôn ngữ này mà biết tiếng Pháp ư haha nhưng sự thật là mình có học đấy, tiếng Pháp nằm trong chương trình phổ thông và đại học luôn song song với tiếng Anh đừng có đùa =)) Tức là nếu chịu học hành chăm chỉ vừa nghe giảng vừa chép bài vừa tiếp thu và ôn luyện thì tiếng Pháp của mình cũng khá và nếu say mê nữa thì mình hoàn toàn có thể sử dụng được, chí ít cũng là nói tiếng bồi. Nhưng con người mình ấy mà, chỉ cần không thích thì không làm, không là không, có dí từng chữ vô mặt hay quỳ lạy năn nỉ kêu học đi mà học để kéo điểm trung bình lên cũng không =)) Căn nguyên là vì mình ghét giáo viên tiếng Pháp của mình haha từ cấp 3 lên đại học đều không ưa. Chỉ duy có năm lớp 12 thầy chủ nhiệm dạy tiếng Pháp và dạy rất đàng hoàng nên mình chịu học đôi chút, nhớ là cuối năm điểm trung bình môn tiếng Pháp trên 8 phẩy lận haha nhưng rốt cuộc vẫn quên sạch sẽ giờ chỉ nói được mấy câu bõm bẽm lấy le với người ta thôi ????
Dẫn dắt dài dòng vậy để nói là không rõ duyên cớ gì mà mình đụng phải kha khá người Pháp và cái sự ghét bỏ với thứ ngôn ngữ đó càng tăng cao hơn. Ngoại trừ mấy cô gái Pháp xinh xẻo hay mấy cậu trai trẻ gặp lướt qua chào hỏi sơ sơ thì số người Pháp còn lại đều để lại ấn tượng không hay gì trong lòng mình. Họ không lãng mạn như lời đồn, không đáng yêu như lời đồn, không tạo nên loại không khí nửa ảm đạm nửa mơ màng đầy lực hút như phim của Xavier Dolan. Họ cũng chỉ là những người bình thường. Nói chung lỗi tại lời đồn gây nên định kiến ????
Gần đây mình phát hiện ra, so với câu “em nhớ anh” thì câu “tu me manques” dù có nghĩa tương đương nhưng được cho là mang hàm ý sâu đậm hơn nhiều. Đại khái nó có thể được dịch sát là “tao không chỉ nhớ mày đâu mà còn thấy thiếu vắng mày đó con chó” (quao mình đúng là nữ hoàng vietsub). Vậy tức là khi 1 người nói “tu me manques” thì đang cảm thấy nhớ người kia dữ lắm, nhớ da diết, khôn cùng, như là thiếu mất đi 1 điều quan trọng trong đời. Vậy mới nói ngôn ngữ có lắm thứ hay thực là hay. Kể ra nếu vậy câu “I miss you” cũng sâu hơn tiếng Việt 1 tẹo đúng không? Vì chữ miss còn có nghĩa là bỏ lỡ, hụt mất, thiếu vắng. Trong khi ở ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, người ta dùng chữ “nhớ“. Nhớ thì nằm trong nhớ nhung, nhớ tiếc, ghi nhớ, nhớ lại. Để mình thử phân tích chữ nhớ coi, nếu người ta dám dùng chữ này trong vấn đề tình cảm vốn là thứ overrated đến thế thì hẳn nó có dụng ý.
Đang xem: Tu me manques là gì
Xem thêm: Top 10 Anime Cảnh Nóng Khiến Bạn Sẽ Tốn Khăn Giấy, 20 Anime Có Cảnh Nóng Khiến Bạn Sẽ Tốn Khăn Giấy
Trong tiếng Anh khi nhớ về 1 sự vụ gì đó người ta dùng “remember”, từ này nhìn kiểu gì cũng khá khô khan. Nhưng người Việt lại đem việc nhớ về hay nhớ lại thứ gì và nhớ nhung 1 con người gom vào chữ “nhớ”, cho nên mình đoán khi nói “anh nhớ em” có lẽ nào không chỉ đơn thuần là anh thấy nhớ đến em khơi khơi mà trước đó mấy phút anh bỗng nhớ lại thật nhiều chuyện về em, về bọn mình? À ha, tới đây nghe hay hơn rồi đúng không? Anh chợt thấy nhớ về cách em cười, em cắn móng tay, giọng nói của em, cách nói chuyện đầy hào hứng sôi nổi của em dù là về vấn đề gì, anh còn nhớ hình dáng đuôi mắt em nheo lại, nhớ bàn tay em rất ấm nhưng trái tim thì lạnh, nhớ mái tóc được tạo hình ngu ngốc của em. Anh lại mới nhớ về lần đầu mình gặp, em đã ở sẵn đó đợi anh trong bộ váy trắng và lúng túng khi không biết ngồi xe sao cho thoải mái. Anh cũng còn nhớ chiếc vòng cổ em đeo với mặt dây hình chìa khóa, đó là chìa sơ cua mở cánh cổng thiên đường đúng không? Em cười như đứa trẻ khi anh nói thế. Anh vẫn nhớ cách em miết tay lên khuôn mặt và mái tóc anh, lẽ ra anh nên hỏi vì sao em thích làm thế. Chà, anh bỗng nhớ lại nhiều thứ về em quá nên anh đoán là mình nhớ em.
Tóm lại chữ nhớ trong tiếng Việt không có nghĩa là thiếu vắng như tiếng Pháp hay tiếng Anh mà mang hàm ý hồi tưởng. Và điều đó thì hay theo 1 góc nhìn riêng. Cũng có thể những gì mình nói nãy giờ chỉ là suy diễn còn những nhà ngôn ngữ trong buổi hồng hoang chỉ đơn giản là làm biếng thấy mẹ rồi lấy lại từ cũ xài cho đỡ tốn giấy làm từ điển, nhưng dẫu sao đó là 1 quan điểm không tồi đúng chứ? Từ nay khi chúng mình nhớ nhau thì chúng mình có thể ngầm hiểu rằng rất nhiều ký ức đang chạy dọc trong trí và vì không nắm bắt được hết nên bật thành câu “anh nhớ em” giản dị mà chân phương.
Xem thêm: Formaldehyde Là Gì – Tác Hại Của Formol Trong Nhà
Và nếu 1 hôm mình không chịu nổi mà nói câu “em nhớ anh“, hẳn là trước khi gõ xong từng chữ cái và nhấn nút gửi, biết bao ký ức về người ta đã và đang hiện lên trong đầu. Em vẫn nhớ anh từng nói câu này, mình từng bật cười như nắc nẻ vào chuyện nọ, em còn nhớ vài động tác anh hay làm, cách anh cắn môi, nhớ những sợi tóc lạc màu của anh. Âm điệu trong giọng nói anh em cũng chưa quên, và cả cái cách anh không sõi tiếng Việt nên lắm tình huống mắc cười nảy sinh từ đó. Em cũng nhớ cách anh nhìn em nữa, lúc đó có trời mới biết anh đang nghĩ gì. Em nhớ nhiều thứ nhỉ thôi chết em nhớ anh quá! Đó, thấy sức mạnh của ngôn ngữ và việc hồi tưởng chưa? Đừng chê tiếng Việt nữa nha thứ tiếng này vốn hay như vậy. Chúng mình không vì thiếu vắng nên nhớ nhau mà vì đã ghi dấu rất nhiều trong đời nhau nên 1 khi nhớ lại bỗng nhớ nhung nhau khôn cùng. Lỗ hổng trong quan điểm này là, remember đối nghĩa với forget, nghĩa là ký ức có thể phai dấu nên tới lúc những điều đẹp đẽ diệu kỳ kia chìm vào lãng quên thì nỗi nhớ cũng bốc hơi theo. Ngày hôm nay anh không còn thấy nhớ em nữa, nghe câu này em tự hiểu rằng ký ức về em đã phai phôi và anh không nghĩ tới em chút nào nữa em nhé! Bây giờ thì chữ nhớ bỗng thật sâu nặng không thua từ nào hahaha.