Về Tên Húy Là Gì – Tục Kỵ Húy Của Người Việt Nam

Tiếng Hán Việt kỵ, tị có nghĩa là sợ hãi mà tránh đi, kiêng tránh (thành ngữ: kiêng rượu, kiêng thịt, kiêng kỵ, có kiêng có lành). Người ta lo sợ tai họa có thể xảy ra nếu không biết kiêng kỵ hoặc vì tai họa nên phải bỏ chạy tìm chỗ tị nạn. Trên thế giới, tục tị húy là một tục chỉ có ở Trung quốc từ thời xa xưa và tồn tại mãi đến nay. Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, tục này đã truyền qua Việt Nam từ đời nhà Trần và đặc biệt rõ nét nhất là vào các đời vua triều Nguyễn, ảnh hưởng sâu rộng trong sinh hoạt của người Việt Nam qua thi cử, nhân danh và địa danh. Nguyên nhân ban lệnh tị húy của vua chúa là vì muốn dân chúng phải chú tâm kiêng sợ và cũng để thỏa mãn tâm lý quyền uy tối cao vô thượng.

Dưới đây là một số thí dụ do tị húy mà đổi tên đất: -Kiền đổi thành Càn: kiêng từ đời nhà Trần (khoảng năm 1230); đây là chữ thứ hai trong tước phong Phụng Kiền Vương Trần Liễu. a)Cửa biển Kiền Hải (tức Cửa Cờn) ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An do kiêng húy chữ Kiền, năm 1299 đổi thành Cần Hải. b)Núi Kiền Ni có chùa Hương Nghiêm, ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay còn tấm bia Kiền Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh dựng năm 1124 đời Lý Nhân Tông. Cuốn Thiền Uyển Tập Anh chép thiền sư Pháp Dung trụ trì chùa Hương Nghiêm, núi Ma Ni. Cụ Hoàng Xuân Hãn đã xác định đó chính là núi Kiền Ni đời Lý, đến đời Trần vì kiêng húy nên Thiền Uyển Tập Anh đổi thành Ma Ni. (10) -Lợi đổi thành Lại hoặc Nghi: Lợi là tên húy của vua Lê Thái Tổ; huyện Đồng Lợi, phủ Tân An đổi thành Đồng Lại, sau đổi thành Vĩnh Lại, tức huyện Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Phòng ngày nay. -Dung: đổi các địa danh có tên Dung. Huyện Phù Dung đổi là Phù Hoa vào đầu đời nhà Mạc. Đời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ là Phù Dung. Đến năm 1842 vì kiêng húy đồng âm với tên húy của vua Thiệu Trị (Dung) và cả với tên húy của mẹ vua Thiệu Trị (Hoa) nên đổi thành Phù Cừ, nay thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng. Tương tự như vậy, cửa biển Tư Dung ở Thuận Hóa đổi thành Tư Khách vào đầu đời nhà Mạc, đến đời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ nhưng đến đời Thiệu Trị thì đổi thành Tư Hiền. -Chữ Ninh (húy của vua Lê Trang Tông): kiêng tiếng Ninh nên đổi thành: a)huyện Ninh Sơn, tỉnh Sơn Tây đổi là Yên Sơn, nay là huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. b)Phù Ninh đổi là Phù Khang, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. c)huyện Yên Ninh đổi là Yên Khang. Đến đời Nguyễn Gia Long vì kiêng húy chữ Khang nên đổi thành Yên Khánh, thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay. d)Vũ Ninh đổi là Vũ Giang. Sau vì kiêng tên chúa Trịnh Giang nên đọc lệch thành Võ Giàng. e)Tĩnh Ninh đổi thành Tĩnh Gia, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. -Bang (húy của vua Lê Anh Tông): An Bang đổi thành An Quảng, rồi đổi thành Quảng Yên, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Đang xem: Tên húy là gì

Xem thêm: Tổng Hợp Các Điệu Nhảy Hiện Đại, Kiểu Nhảy Hiện Đại Phổ Biến Bạn Nên Biết

Xem thêm: Box Cầu Kèo – Diễn Đàn Thảo Luận Xổ Số

-Đàm (húy của vua Lê Thế Tông): Thanh Đàm đổi thành Thanh Trì, nay là ngoại thành Hà Nội. -Tân (húy của vua Lê Kính Tông): a)Tân Minh đổi thành Tiên Minh, nay thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. b)Tân An đổi thành Tiên An, nay thuộc huyện Hải Ninh, Quảng Ninh. c)Tân Phong đổi thành Tiên Phong, nay thuộc huyện Quảng Oai, Hà Tây. d)Tân Hưng đổi thành Tiên Hưng, nay thuộc tỉnh Thái Bình. -Hựu (húy của vua Lê Chân Tông): Thuần Hựu đổi thành Thuần Lộc, Phong Lộc, Hậu Lộc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. -Tùng (húy của Minh Khang Thái Vương, 1570-1623): Đoàn Tùng đổi thành Đoàn Lâm, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. -Tây (húy của Tây Vương Trịnh Tạc, 1657-1682): a)Tây Chân đổi thành Nam Chân, rồi đổi thành Nam Trực, nay thuộc tỉnh Nam Hà. b)Sơn Tây: từ thời Trịnh Tạc trở đi kiêng âm Tây, thường gọi là Xứ Đoài. c)Tây Hồ: từ thời Trịnh Tạc trở đi kiêng âm Tây, thường gọi là Đoài Hồ. -Giang (húy của Thuận Vương): a)Thanh Giang đổi thành Thanh Chương, nay thuộc tỉnh Nghệ An. b)La Giang đổi thành La Sơn, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. c)Tống Giang đổi thành Tống Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. -Minh (húy của Minh Vương Trịnh Doanh): a)Sơn Minh đổi thành Sơn Miêng, nay thuộc tỉnh Hà Tây. b)Tiên Minh đổi thành Tiên Miêng, nay thuộc Hải Phòng. -Bình (húy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ còn có tên Nguyễn Quang Bình): a)Cao Bình đổi thành Cao Bằng, nay vẫn giữ là Cao Bằng. b)Lộc Bình đổi thành Cao Bằng, nay vẫn giữ là Cao Bằng. (10) -Phúc (húy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ còn có tên giả là Phúc): a)Gia Phúc đổi thành Gia Lộc, nay là huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng. b)Phúc Lộc đổi thành Phú Lộc, nay là huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. c)Vĩnh Phúc đổi thành Vĩnh Lộc, nay huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. d)Chân Phúc đổi thành Chân Lộc. Đời vua Thành Thái (1889-1907) kiêng húy chữ Chân (Ưng Chân, tên cha vua) nên đổi thành Nghi Lộc, nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tây. e)Phúc Diễn đổi thành Phú Diễn, nay là xã Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Hầu hết các tên húy do triều Nguyễn Tây Sơn đổi đều bị các triều Nguyễn tiếp theo đổi lại để thể hiện ý căm ghét; đây là trường hợp mà cụ Trần Viên gọi là ố ý tị húy (kiêng húy do căm ghét).

Related Posts