tam giáo đồng nguyên là gì

Tam giáo đồng nguyên – nét đặc trưng nổi bật của giáo dục Lý – Trần – Hồ | Tam giáo đồng nguyên – nét đặc trưng nổi bật của giáo dục Lý – Trần – Hồ – mister-map.com
Trang chủ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Ôn Tập Bộ học liệu TKBG phục vụ SGK Tiếng Anh thí điểm MÔN LỊCH SỬ MÔN ĐỊA LÍ MÔN ĐẠO ĐỨC – GIÁO DỤC CÔNG DÂN CÁC MÔN HỌC SẮP RA MẮT Tin Tức Sự Kiện mister-map.com Lịch sử qua các thời kỳ Báo chí nói về chúng tôi Giáo dục 4.0 Tin tức nổi bật Tuyển Dụng Hỗ trợ Thanh toán Liên hệ
Trang chủLịch sử qua các thời kỳ, Tin TứcTam giáo đồng nguyên – nét đặc trưng nổi bật của giáo dục Lý – Trần – Hồ

Tam giáo đồng nguyên – nét đặc trưng nổi bật của giáo dục Lý – Trần – Hồ

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo có vị trí quan trọng, chi phối mạnh mẽ đến hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục Việt Nam trong thời kì phong kiến. Điều này đã được minh chứng bằng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, tư tưởng rường cột của chế độ chính trị, giáo dục dưới các triều đại Lý – Trần -Hồ.

Đang xem: Tam giáo đồng nguyên là gì

Phật giáo và Đạo giáo đã du nhập vào nước ta từ lâu và được nhân dân ta tiếp nhận dễ dàng. Các trung tâm Phật giáo như Luy Lâu (Thuận thành, Bắc Ninh) đã có từ đầu công nguyên dưới thời Bắc thuộc. Đến thế kỷ X, nhiều trung tâm Phật giáo mới xuất hiện ở Kinh Bắc, Hoa Lư, Đại La…

Sang đến thời Lý, các vua quan triều đình đều rất mộ đạo Phật. Các vương triều Lý – Trần đã tiếp thu, kế thừa và phát triển đạo Phật đến đỉnh cao của nó. Ngoài hai thiền phái Ti-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông du nhập từ ngoài vào, triều Lý đã lập ra một thiền phái mới lấy tên là Thảo Đường.

Tư tưởng Phật giáo xoay quanh học thuyết lớn là “Tứ diệu đế” (Khổ, tập, Diệt, Đạo). “Thập nhị nhân duyên” là 12 nhân duyên để giải thích “đời là bể khổ” và nguyên nhân dẫn đến sinh, lão bệnh , tử. “Ngũ uẩn” đã thích con đường diệt khổ dẫn đến cõi niết bàn. Nước ta theo giáo lý Đại thừa phát triển nhất là phái Thiền tông, quan niệm vạn vật đều là “sắc không”, là giả tưởng. Muốn thoát vòng nghiệp chướng, luân hồi phải từ bỏ mọi thứ của cuộc đời, xuất thế để tu hành đến đắc đạo. Bên cạnh tư tưởng duy tâm siêu hình này, đạo Phật nhân sinh quan, chủ trương “từ bi bác ái” và “bình đẳng”.

*

Bên cạnh đó, các thiền sư nước ta cũng rất tích cực nhập thế, tham gia vào công việc giữ nước và dựng nước như thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Viên Thông, thiền sư Nguyễn Minh Không… Thay vì chỉ chuyên thuyết pháp, nhiều thiền sư đã trở thành quốc sư, tham gia chính trị, giúp vua và triều đình trong các công việc hành chính và bang giao với nước khác.

Chính vì vậy mà các nhà sư thời Lý và đầu Trần đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng nền độc lập, tự chủ buổi đầu của đất nước. Ở các trường chùa, trong lúc truyền bá giáo lý đạo Phật, các thiền sư cũng thuyết giảng nội dung Phật giáo đã đuợc Việt hóa. Mặt khác, quan niệm “Từ bi, bác ái, bình đẳng” của đạo Phật cũng dễ dàng hòa nhập với truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc có từ lâu đời.

Bên cạnh đạo Phật, Đạo Giáo cũng đi vào quần chúng từ lâu. Đạo Giáo có hai dòng: “Đạo Giáo thần tiên” và “Đạo giáo phù thủy”. Là một triết học rất khó và siêu hình, “Đạo Giáo thần tiên” chỉ đuợc tiếp thu ở tầng lớp bên trên có trình độ học vấn uyên thâm. Trong khi đó “Đạo Giáo phù thủy” với nhiều yếu tố mê tín dị đoan đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa cũng mang tính chất phương thuật, ma thuật, trở thành bói toán, đồng cốt trong các tầng lớp nhân dân bên dưới.

Xem thêm: S10 Ekko Build: Best 11 – Ekko Build With Highest Winrate

Với tính chất một học thuyết chính trị, đạo trị, Nho giáo đã được các triều Lý – Trần – Hồ vận dụng thành công vào việc tổ chức đời sống xã hội một cách có nề nếp, quy củ và kỷ cương. Nó cũng là cơ sở để xây dựng một nền quốc học, nền giáo dục khoa cử theo tinh thần Nho giáo, đào tạo ra những người có đủ đức, đủ tài để làm chính sự, để phục vụ triều đình. Từ vị thế đó, Nho giáo ngày một giữ vai trò quan trọng đối với các vương triều Lý – Trần. Trường học được tổ chức, tầng lớp nho sĩ trở nên đông đảo và tham gia tích cực vào các công việc chính trị của đất nước, giữ những trọng trách trong triều đình phong kiến.

Do nhận thức sâu sắc rằng cả ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Đạo đều có vị trí, vai trò, chức năng riêng nhưng lại hết sức cần thiết đối với việc cai trị xã hội, con người nên các triều đại Lý – Trần trong buổi đầu kiến tạo và phát triển sự nghiệp của mình đã chủ trương một chính sách khoan dung, hòa hợp giữa ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Đạo, đó chính là tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”.

Tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” tồn tại không những trong xã hội nói chung mà còn được vận dụng trong việc tổ chức học tập, khoa cử trong nền giáo dục phong kiến thời bấy giờ. Theo sử sách còn ghi lại, cả 2 triều đại Lý – Trần có 3 kỳ thi tam giáo. Đó là các năm 1195 ở triều Lý, 1227 và 1247 ở đời Trần. Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Năm 1247, mùa thu, tháng 8, thi các khoa thông tam giáo. Ngô Tần (người Trà Lỗ) đỗ giáp khoa, Đào Diễn, Hoàng Hoan (người Thanh Hóa) và Vũ Vị Phủ (người Hồng Châu) đỗ ất khoa”.

*

Như vậy nội dung của tam giáo là nội dung đặc trưng của giáo dục thời đại Lý – Trần – Hồ. Mặc dù từ nửa cuối thời Trần đến đời Hồ, Phật giáo và Đạo giáo ngày càng bị mất dần vị thế trên chính trường và trong giáo dục chính thống, song những tư tưởng, giáo lý Phật, Đạo không bị mai một mà còn hòa nhập vào đời sống xã hội lúc bấy giờ.

Cả 3 ý thức hệ Nho, Phật, Đạo tuy có những mặt đối lập về tư tưởng nhưng lại dung hòa được với nhau, đồng thời kết hợp với tư tưởng, tín ngưỡng bản địa mà thay đổi, thích nghi để phù hợp với bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: game online 98 màn hình rộng

Tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” là nét đặc trưng nổi bật của xã hội nói chung và của nền giáo dục thời Lý – Trần – Hồ nói riêng. Tư tưởng đó đã góp phần hình thành nên ý thức hệ tư tưởng độc đáo của thời đại, của con người, góp phần trong công cuộc dựng nước, giữ nuớc cũng như trong việc rèn dũa đạo đức, lối sống con người thời bấy giờ.

Related Posts