Thứ Sáu, Tháng Tư 23, 2021
    • Login
    Mister-map.com | Tổng hợp game mobile, PC, Game online, Offline, tin tổng hợp
    • Game online
    • Game offline
    • Hỏi đáp
    • Tiếng anh
    • Tin tổng hợp
    No Result
    View All Result
    • Game online
    • Game offline
    • Hỏi đáp
    • Tiếng anh
    • Tin tổng hợp
    No Result
    View All Result
    Mister-map.com | Tổng hợp game mobile, PC, Game online, Offline, tin tổng hợp
    No Result
    View All Result

    Stratum Corneum Là Gì – Bài 1: Cấu Trúc Của Da

    admin by admin
    24/02/2021
    in Hỏi đáp
    0

    Trước khi tìm hiểu các vấn đề về da và các cách trị liệu, mình hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về cấu trúc của da cũng như nguyên lý hoạt động của da nhé. Bài đầu tiên mình sẽ cùng nhau bàn về lớp thượng bì của da, và các tế bào tồn tại ở lớp da này. Trong bài tiếp theo mình sẽ viết về cấu trúc của lớp trung bì.

    Đang xem: Stratum corneum là gì

    Xét về mặt trọng lượng, da là bộ phận lớn nhất trên cơ thể với tổng cân nặng vào khoảng 4-5kg. Da có độ dày khác nhau tuỳ vào vị trí trên cơ thể. Ví dụ như ở mắt là 0.5mm, ở gót chân là 4.0mm, và ở các vị trí còn lại là 1-2mm.

    *

    Da được cấu tạo bởi lớp trên cùng được gọi là Thượng Bì, và lớp bên dưới, được gọi là Trung bì. Bên dưới Trung bì là lớp Hạ Bì, có chức năng liên kết lớp Hạ bì vào lớp cơ.

    Mặc dù nhìn bằng mắt thường da có cấu trúc dạng lớp, nhưng khi nhìn dưới kính hiển vi, da được cấu tạo bởi sự kết nối của hàng triệu các tế bào keratin. Các tế bào keratin kết nối thông qua các liên kết tế bào (cell junctions). Các liên kết tế bào này mang đến tính dẻo dai đàn hồi cho da khi phải chịu các tác động từ bên ngoài bên cạnh các nhân tố khác như keratin, collagen và elastin. Hai loại liên kết tế bào hiện diện ở da gồm có corneodesmosome và hemidesmosome.

    Khi chúng ta dùng peel da hoá học hay vật lý lên da, các mối liên kết tế bào giữa các tế bào da bị phá vỡ. Sự mất liên kết này khiến các tế bào da chết dễ dàng bị tróc đi. Các peel dạng nhẹ sẽ phá vỡ những liên kết tế bào ở lớp bên trên của lớp sừng. Những peel mạnh hơn sẽ phá vỡ những liên kết ở các lớp sừng sâu hơn.

    CÁC TẾ BÀOTế bào langerhans: có vai trò cực kì quan trọng trong khả năng miễn dịch của da. Khi da có sự xâm hại của vi khuẩn hay vật thể lạ, tế bào langerhans sẽ bắt lấy các vi khuẩn này, thông báo cho các tế bào miễn dịch khác trong cơ thể đến vị trí bị xâm phạm và cùng nhau loại trừ vi khuẩn. Tuy nhiên tế bào langerhans lại dễ bị tổn thương bởi tia UV

    Tips: bảo vệ da khỏi tia UV -> bảo vệ tế bào langerhans -> bảo vệ hệ miễn dịch của da

    Tế bào cảm giác: nằm ở lớp tế bào đáy (basal layer) và liên kết với tactile disc của riêng mình. Tế bào này có nhiệm vụ truyền tín hiệu cảm giác (light touch) khi có gì đó chạm vào da.CÁC LỚP DA

    Phần lớn da các vùng trên cơ thể được cấu trúc bởi 4 lớp: lớp tế bào sừng (Stratum Corneum), lớp tế bào hạt (Granular Layer), lớp tế bào gai (Prickle Layer), và lớp tế bào đáy (Basal Layer). Ngoại trừ những vùng da dày như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, và đầu ngón tay sẽ có thêm lớp tế bào sáng (Stratum Lucidum). Cấu trúc, loại liên kết tế bào, và tế bào cư ngụ ở từng lớp da được mình tóm tắt trong bảng bên dưới

    Lớp da Cấu trúc của lớp tế bào Cấu trúc của Keratinocyte Sự hiện diện của các tế bào khác Loại liên kết tế bào
    Lớp tế bào sừng – 20-50 lớp– Tồn tại đa phần là tế bào sừng – Tế bào dẹp hoàn toàn, chứa đa phần là sợi keratin– Tế bào được xem như đã chết, những vẫn thực hiện chức năng ra hiệu cho các tế bào lân cận.

    Xem thêm: Porn Là Gì – Giới Trẻ Đang Học Gì Từ Phim Khiêu Dâm

    – Tế bào langerhans Corneodesmosomes
    Lớp tế bào sáng –4-6 lớp– Chỉ xuất hiệt ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, và đầu ngón tay – Tế bào chết, trong suốt, dẹp– Tế bào keratin tích tụ một lượng lớn sợi keratin – Tế bào langerhans Corneodesmosomes
    Lớp tế bào hạt – 3-5 lớp– Tế bào keratine dần trở nên dẹp hơn – Tế bào keratin dần chết đi theo chu trìnhBắt đầu có sự xuất hiệt của proteinkeratohyalin(chuyển khoá keratin filament thành keratin fibers) vàhạt lamellar(tiết ra chất béo có khả năng chống nước) – Tế bào langerhans Corneodesmosomes
    Lớp tế bào gai – 8-10 lớp– Tế bào keratin -Một số tế bào keratin tiếp tục phân bào– Tế bào keratin trở nên dẹp hơn khi di cư lên phía trên – Xúc tua của tế bào hắc tố-Tế bào langerhans Corneodesmosomes kết nối các tế bào tại lớp tế bào gai với nhau, tạo nên tính bền bỉ và dẻo dai cho da
    Lớp tế bào đáy -1 lớp duy nhất-Tế bào keratin tròn, và tế bào gốc (stem cells) -Một tế bào gốc (stem cell) sẽ liên tục phân bào thành 1 stem cell và một tế bào con. -Tế bào con sẽ di chuyển lên lớp Tế bào gai, thay đổi hình dạng, và các bào quan. Tế bào stem cell sẽ ở lại lớp đáy và tiếp tục phân bào. – Tế bào hắc tố-Tế bào cảm giác -Corneodesmosome tạo kết nối giữa các tế bào tại lớp đáy, và kết nối giữa tế bào lớp đáy và tế bào lớp gai– Hemidesmosome tạo kết nối giữa tế bào lớp đáy với basement membrane (lớp này nằm ngay dưới basal layer có nhiệm vụ liên kết dermis và epidermis)

    LỚP TẾ BÀO SỪNG

    Lớp tế bào sừng đóng vai trò khá quan trọng trong chức năng bảo vệ da, nên mình sẽ miêu tả chi tiết hơn về cấu trúc của lớp da này nhé. Hiểu rõ về cấu trúc của lớp sừng sẽ giúp chúng ta hình dung và hiểu được vì sao khi da bị khô, thiếu dầu hay thiếu ẩm sẽ dẫn đến tình trạng da bị kích ứng với môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài bao gồm các sản phẩm mình sử dụng lên da, hay các hạt bụi, phấn hoa, hay bất kì vật thể nào tiếp xúc lên da.

    *

    Như trong ảnh miêu tả lớp tế bào sừng bên trên, các tế bào keratinđượcđan lại với nhau bằng liên kết tế bào corneodesmosome. Giữa những tế bào keratin này là chất lipid – intercellular lamellar lipid (intercellular: giữa các tế bào). Sự sắp xếp này nôm na mô phỏng cấu trúc của gạch và xi măng (brick and motar structure).

    *

    Credit: Michał Grosicki at Unsplash.com
    Chất intercellular lamellar lipid: như trong bảng tóm tắt bên trên về các lớp da, ở tầng tế bào gai bắt đầu có sự hình thành của lamellar granules. Các hạt lamellar này ban đầu được sản sinh từ trong tế bào keratin, sau quá trình chuyển hoá, cuối cùng trở thành lớp lipid bi-layer bên ngoài tế bào keratin. Chất lipid này giúp da có khả năng chống thấm nước, và cũng giúp hơi nước không bị bốc hơi ra ngoài.Tế bào sừng (corneocyte): bên trong có chứa các sợi keratin và NMF (Natural moisturising factors). Bên ngoài được bao phủ bởi 1 lớp sừng hoá. Bên trên lớp sừng hoá này lại được bao phủ bởi 1 lớp lipid.

    Xem thêm: Ảnh Gái Xinh Hot Girl – Tổng Hợp Ảnh Nóng Gái Xinh Hot Nhất Hiện Nay

    NMF có khả năng hút ẩm từ môi trường xung quanh ngay khi độ ẩm không khí xuống khá thấp, khoảng 50%. Việc rửa tay thường xuyên khiến cho lượng NMF bị trôi theo nước mà mất đi, đồng thời làm tổn hại cấu trúc lipid vốn có của da. Dẫn đến tình trạng da mất khả năng hút ẩm cũng như giữ ẩm. Ngoài ra, khi phần lipid ở da bị phá vỡ, lớp phòng bị của da trở nên yếu dần. Đặc điểm này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay các vật thể lạ xâm lấn vào da nhanh và dễ dàng hơn. Khiến da dễ kích ứng khi có tiếp xúc với những vật thể lạ.

    Nhìn tổng thể, nhờ vào chất lipid tồn tại ở lớp sừng mà da chúng ta có khả năng chống nước cực kì hiệu quả. Nếu da không chống nước thì mọi người tưởng tượng miếng bông rửa chén nó hút nước thế nào, thì da ta cũng hút nước y như thế và cuối cùng là bị phù nước mất thôi ạ

    Previous Post

    Cách Sử Dụng What If Là Gì ? Cách Phân Biệt What If Và What For

    Next Post

    Phương Pháp Lăn Kim Tiếng Anh Là Gì, Công Nghệ Máy Lăn Kim Mới Nhất Năm 2020

    Next Post

    Phương Pháp Lăn Kim Tiếng Anh Là Gì, Công Nghệ Máy Lăn Kim Mới Nhất Năm 2020

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    No Result
    View All Result

    Bài viết mới

    • Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ máy nước nóng Centon
    • TOP 3 máy nước nóng Ferroli được ưa chuộng nhất hiện nay
    • Trải nghiệm game xóc đĩa online có hot gril người Việt chính thống chia bài
    • Báo giá thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp nhất 2021 và những lưu ý
    • Tips cá cược bóng đá – Ý nghĩa và kinh nghiệm không phải ai cũng biết

    Phản hồi gần đây

      Lưu trữ

      • Tháng Tư 2021
      • Tháng Ba 2021
      • Tháng Hai 2021
      • Tháng Một 2021

      Chuyên mục

      • Game online
      • Tin tổng hợp

        No Result
        View All Result
        • Game online
        • Game offline
        • Hỏi đáp
        • Tiếng anh
        • Tin tổng hợp

        © 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

        Welcome Back!

        Login to your account below

        Forgotten Password?

        Create New Account!

        Fill the forms bellow to register

        All fields are required. Log In

        Retrieve your password

        Please enter your username or email address to reset your password.

        Log In