Trong ngành quảng cáo – marketing, bản proposal được xem như là một vũ khí tối thượng có thể giúp gặt hái được thành công cho cả agency và khách hàng doanh nghiệp. Cùng Marketing AI tìm hiểu proposal là gì và 3 sai lầm thường dẫn đến thất bại của các proposal là gì nhé!
Đang xem: Proposal là gì
Proposal là gì?
Proposal được hiểu là các đề xuất, nội dung nhằm trình bày về ý tưởng, hình ảnh, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện dành cho một dự án, công trình đáp ứng mục tiêu đặt ra ban đầu. Có thể nói, proposal là hình thức trình bày trang trọng phần ý tưởng gửi đến đối tác hoặc khách hàng, đối với mọi loại hàng hóa hay dịch vụ bạn muốn trình bày, mỗi proposal đều cần có đủ cấu trúc bốn phần sau đây : (4 phần này được chia dựa trên mục tiêu truyền tải nội dung)
Giới thiệu – An introductionĐặt khách hàng là trung tâm – Client-centeredTrình bày chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – A detailed description of what you propose to doChuyên môn, khả năng và kinh nghiệm của bạn – Your expertise and experience
Làm nó thật “đậm đà bản sắc”: Hãy điều chỉnh mỗi bản proposal cho từng khách hàng để họ dễ dàng nhận thấy được đặc điểm nổi bật của hai bên trong proposal. Đừng chỉ copy-paste, dù một số dự án có những nét tương đồng nhất định thì với bạn càng phải tìm ra nhiều điểm khác biệt.Tập trung vào việc tạo nên một cuộc đối thoại: Lịch sự và cởi mở. Bạn có thể đưa đánh giá sơ bộ về mối quan hệ với khách hàng để đem lại giọng điệu gần gũi, thân thiện hoặc nghiêm chỉnh phù hợp cho bản proposal của mình.Đặt câu hỏi: Các câu hỏi nhỏ, câu hỏi khơi gợi ý kiến đưa ra xuyên suốt proposal luôn được coi là một điểm cộng. Điều đó thể hiện rằng bạn không chỉ tập trung vào trình bày ý tưởng của mình mà còn đánh giá cao góp ý, trao đổi, ý kiến của người nghe.Chú ý vào tính cá nhân: Cố gắng thể hiện sự đồng cảm với đối phương, thấu hiểu tình huống họ đang trải qua, và đồng tiếng nói với họ.
Xem thêm: gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta
Xem thêm: Can'T Bear Là Gì – The Official Can / Spoon Records Website
Nếu có thể, bạn hãy đưa ra các lợi ích chung hoặc sở thích, mối quan tâm chung của 2 bên để khơi gợi cảm xúc thân thiết bắt đầu từ proposal.Mang lại giá trị: Điều quan trọng nhất mà khách hàng tìm kiếm ở một proposal bao giờ cũng là giá trị mà họ nhận được, những lợi ích bạn có thể đem tới. Xây dựng niềm tin bằng việc đưa ra các nhận xét của khách hàng cũ, gợi ý, tiến cử từ bên thứ 3. Đừng chỉ kể, hãy trình bày, chứng minh bằng các hình thức khác như hình ảnh, video, nguồn tham khảo,…Chỉnh sửa, rà soát nhiều lần – một chiêu “nhỏ nhưng có võ”: Rất nhiều bản proposal bị từ chối thẳng thừng chỉ vì các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, câu cú lộn xộn,.. Bạn nên nhớ rằng, proposal vừa thể hiện ý tưởng, lại vừa gián tiếp chứng minh cách làm việc của bạn/ doanh nghiệp bạn. Bản proposal được kiểm soát và chỉnh sửa chỉn chu luôn luôn đem lại cảm tình tốt đẹp về thái độ làm việc cẩn thận và tỉ mỉ.
Lời kết
Vài lời khuyên nhỏ của chúng tôi mong đem lại sự chuẩn bị chu đáo và tự tin cho bản Proposal của bạn. Dù bạn mới tìm hiểu Proposal là gì hay đã có trong tay kha khá kinh nghiệm thì điều tối quan trọng cần có là tâm huyết và mong muốn bạn thể hiện về ý tưởng của mình trong mỗi bản Proposal với từng khách hàng, từng dự án.