Inclusion Là Gì, Nghĩa Của Từ Inclusion, Inclusion In Vietnamese

*
Thảo luận trực tuyến
*

Đang xem: Inclusion là gì

Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới từ năm 1986, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà không gây ra phân hóa giàu nghèo quá lớn, một thành tích mà rất ít các nước ở trình đột phát triển tương đương như Việt Nam có thể làm được. Hàng chục triệu người đã thoát khỏi nghèo đói. Đói nghèo cùng cực, tính theo số dân sống với mức ít hơn 1,25 USD một ngày, đã bị loại trừ. Việt Nam cũng đạt những kết quả ấn tượng trong nỗ lực cải thiện dịch vụ y tế, nâng cao tuổi thọ bình quân, tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm mạnh và phạm vi bảo hiểm y tế được mở rộng đáng kể. Đại đa số trẻ em Việt Nam được đến trường và kết quả kiểm tra quốc tế về trình độ của các em vượt xa trẻ em ở nhiều nước khác, thậm chí một số nước OECD. Việt Nam cũng triển khai hệ thống lương hưu và mạng lưới an sinh xã hội ngày càng hiệu quả hơn. Các thành tựu trên là đáng được ghi nhận cùng với thành tích của Việt Nam là thoát ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp; tạo nền tảng giúp Việt Nam hội nhập quốc tế thành công hơn trong giai đoạn tới.

Xem thêm: Bảng Ngọc Renekton Runes – Cách Lên Đồ Và Bảng Ngọc Renekton Build Mùa 11

Xem thêm: Reboot Là Gì ? Khác Gì Với Reset? Khi Nào Mới Cần Reboot? Hướng Dẫn Cách Reboot Nhanh Và Đơn Giản Nhất

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu chuyển từ nước có thu nhập trung bình thấp thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việt Nam cũng đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế, bao gồm việc chuyển đổi nhanh về nhân khẩu học, một thị trường lao động chịu áp lực cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu. Những thách thức y tế mới từ các bệnh không lây nhiễm và nhu cầu an sinh xã hội, kỳ vọng của người dân đối với nhà nước ngày càng gia tăng…Có thể nói, Việt Nam đang ở thời điểm chuyển đổi quan trọng, đòi hỏi thực hiện những cải cách mạnh mẽ, kịp thời để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, đáp ứng tình hình và yêu cầu nêu trên. Tại giai đoạn phát triển này, nhiều nước đã ra những quyết sách và nhờ đó phát triển, trong khi những nước khác lại tụt hậu.

Các nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, trong quá trình chuyển đổi, đã chuyển sự tập trung từ việc đưa người dân thoát khỏi nghèo đói cùng cực và cung cấp các dịch vụ cơ bản sang thúc đẩy bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là các dịch vụ xã hội có chất lượng cao hơn và toàn diện hơn, cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và bảo hiểm xã hội bền vững, đầy đủ hơn. Công bằng xã hội không chỉ là quan tâm đến người nghèo, mà còn đảm bảo cơ hội phát triển của tầng lớp trung lưu cũng đang gia tăng nhanh chóng… Những kinh nghiệm quốc tế nêu trên rất hữu ích đối với Việt Nam và cần được phân tích, lựa chọn, đúc kết thành những bài học tham khảo bổ ích.

Đâu là những sáng kiến ưu tiên để giúp Việt Nam có một xã hội hòa nhập trong 20 năm tới? Hãy tham gia thảo luận với chúng tôi!

Related Posts