
Tin mister-map.com
Tỷ lệ LDR ở mức khoảng 80% là hợp lý


Twitter | |
Google | |
In tin | |
Gửi email | |
Tín dụng tăng khá nhanh trong thời gian qua. Trong khi huy động vốn tăng trưởng chậm hơn. Điều này đặt ra câu hỏi liệu các NH có gặp khó khăn về thanh khoản những tháng cuối năm không? Để trả lời câu hỏi này, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng.
Đang xem: Hệ số ldr là gì
Theo ông chỉ số huy động/cho vay (LDR) ở mức bao nhiêu là hợp lý để vừa giữ ổn định thanh khoản, vừa giúp NH đảm bảo lợi nhuận?
Thực ra những chỉ số này không cố định. Về nguyên lý, chỉ số LDR dưới 100%, tức là vốn cho vay ra thấp hơn lượng huy động vào. Nhưng thực tế huy động vốn của NH rất đa dạng.
Ví dụ, như tại OCB, ngoài vốn huy động trên thị trường 1 (huy động tiết kiệm) chúng tôi còn có vốn trực tiếp từ các TCTD nước ngoài qua các chương trình tín dụng như IFC với cho vay DNNVV. Nguồn vốn này NH hoàn toàn chủ động được đầu vào nên có thể sử dụng ở mức cân bằng. Khi lượng vốn sử dụng tăng lên, đương nhiên chỉ số LDR có thể cao hơn nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản cho NH.
Nguồn vốn thứ 2 cũng là dạng vốn vay của các NH nước ngoài nhưng mà gián tiếp thông qua NH cho vay DN. Ví dụ, khi DN mở L/C nước ngoài, để giảm bớt áp lực thanh toán thì NH nước ngoài cấp một phần vốn nhất định cho DN nhập khẩu trong nước trả nợ nhằm khuyến khích xuất khẩu quốc gia của họ. Lúc ấy DN có thể được vay 3-6 tháng, thậm chí dài hơn 9 tháng. Nguồn vốn này được đánh giá ổn định và đảm bảo thanh khoản khi NH sử dụng cho vay.
Chỉ có vốn mà các NH huy động từ thị trường liên NH trong nước mới là nguồn vốn không ổn định. Bởi nó tùy thuộc nhiều vào diễn biến trên thị trường. Những NH sử dụng nhiều nguồn vốn này sẽ gặp khó khăn hơn khi thị trường có biến. Vì thế, NH phải đảm bảo mức độ nhất định, kỳ hạn khoản tiền gửi khác nhau, nhất là lãi suất trên thị trường liên NH khá nhạy cảm.
Nếu tính chung các nguồn vốn huy động kinh doanh ở Việt Nam, theo tôi tỷ lệ LDR ở mức khoảng 80% là hợp lý. Vì khi tỷ lệ LDR giảm thấp hơn, chi phí tăng lên sẽ vừa khó khăn cho NH trong kinh doanh, cạnh tranh vừa mâu thuẫn luôn với chủ trương muốn giữ ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp để kích thích sản xuất.
Xem thêm: Conceptual Framework Là Gì, Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Tế
Giả sử, trường hợp huy động 100 đồng phải dự trữ 20 – 30 đồng thì chi phí vốn vay cao hơn nhiều. Cụ thể, nếu bình thường NH huy động vốn lãi suất 5,5%/năm cộng thêm dự trữ bắt buộc thì chi phí thực huy động lên 6 – 7%/năm. Mức chi phí như thế rất khó giảm lãi suất cho vay đối với DN.
Với tình hình thanh khoản thị trường liên NH tốt, nguồn vốn nước ngoài nhiều, thì có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ LDR cao hơn một chút cũng hợp lý. Dĩ nhiên, NH phải xác định đây chỉ là tình thế chứ không mang tính chất lâu dài.
Hiện có những NH có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều tăng trưởng huy động. Ông có cho rằng NH đang mạo hiểm với thanh khoản?
Tôi nghĩ thời điểm này chưa đáng lo bởi mấy năm trước tăng trưởng huy động của các NH lúc nào cũng tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần cho vay nên số dư thanh khoản cũ vẫn còn nhiều. Mặt khác, một chỉ số được coi như hàn thử biểu đo mức độ thanh khoản của NH đó là tình hình giao dịch và lãi suất trên thị trường liên NH.
Vào thời điểm tỷ giá thay đổi, thị trường này có xao động nhẹ nhưng chỉ dấy lên một thời gian rất nhanh, rồi thị trường đi vào ổn định. Mức lãi suất trên thị trường liên NH duy trì ở mức thấp, nên theo tôi thanh khoản trên thị trường không có gì quá căng thẳng trong giai đoạn hiện nay dù các NH tăng trưởng tín dụng khá cao.
Nhưng dĩ nhiên nhìn dài hạn, với tốc độ tăng trưởng như thế này kéo dài thêm 6 tháng đến 1 năm mà không bổ sung vốn huy động một cách nhịp nhàng với cho vay có thể gây áp lực về thanh khoản. Còn nếu không tăng huy động, các NH có thể xem xét điều chỉnh mức tăng tín dụng cho phù hợp. Sự cẩn trọng trên không thừa.
Xem thêm: Bói Bài Tarot Online Mien Phi, 123 Tarot: Free Online Tarot Reading
Vậy, chỉ số LDR ở mức bao nhiêu thì có thể được báo hiệu về rủi ro thanh khoản?
Rất khó nói một cách chính xác. Ví dụ một NH tiếp nhận nhiều nguồn vốn khác nhau, chỉ số LDR cao chưa chắc đã là dở. Hoặc một NH có nguồn vốn kinh doanh đơn điệu, không có điều kiện tiếp cận vốn nước ngoài, thì chỉ số LDR thấp chưa chắc đã là an toàn. Nói chung, như tôi phân tích ở trên, với tình hình hoạt động các NH Việt Nam, chỉ số LDR ở mức 80% là hợp lý, cao hơn thì NH phải tính toán cân đối thêm. Còn nếu vượt quá 100% chắc chắn là đáng quan ngại.