GPA là gì? Điểm trung bình các môn học, điểm tích lũy, điểm trung bình học kỳ/năm là gì? Đó là kết quả cuối cùng mà học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh mong đợi nhất sau mỗi học kỳ hay năm học, và nó còn được gọi là GPA, là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập.
Đang xem: Dđiểm gpa là gì
GPA có tầm quan trọng với những ai đang có ấp ủ muốn đi Du học, một trong những điều kiện quan trọng để xét duyệt hồ sơ du học nước ngoài. Vậy GPA có ý nghĩa gì, những điều cần biết về nó là gì? Chúng ta sẽ cùng hiểu hơn về chỉ số quan trọng này một cách đầy đủ nhất để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho ước mơ Du học của mình.
Nội dung bài viết
Vài nét về hệ thống tín chỉ
GPA là gì?

GPA có nghĩa là gì?
GPA hay gọi là Grade Point Average (điểm trung bình các môn học), có nghĩa là kết quả học tập trung bình hay chỉ số điểm trung bình để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ.
Có thể hiểu đơn giản Điểm GPA hay chứng chỉ GPA là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập. Thông qua điểm GPA, để nhà trường có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ cố gắng, nỗ lực trong học tập của học sinh, sinh viên.
Chỉ số GPA được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của các môn học, rồi chia đều ra để lấy điểm số trung bình. Cách tính này theo hệ thống giáo dục Việt Nam thì GPA cũng chính là điểm tổng kết cuối kỳ hoặc cả năm học của học sinh, sinh viên.
Điểm GPA là gì?
Điểm GPA là điểm trung bình của các môn học, dùng để đánh giá kết quả học tập của cá nhân.
Trong hệ thống giáo dục Mỹ quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên với các chữ cái A, B, C, D và F.
Với điểm A: là điểm cao nhất, Điểm A tương đương 4 điểm là điểm giỏi.
Với điểm B tương đương 3 điểm là điểm khá.
Với điểm C tương đương 2 điểm là điểm trung bình.
Điểm D tương đương 1 điểm là điểm yếu đủ để qua môn.
Điểm F tương đương 0 điểm là điểm kém và bạn bị trượt môn.
Thang điểm GPA
Mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá, phân loại học sinh/ sinh viên và có bảng quy đổi về thang điểm GPA. Thang điểm GPA chính xác nhất là thang điểm 4 theo hệ thống giáo dục nước Mỹ.
Với Việt Nam hệ thống giáo dục Việt Nam sử dụng 3 thang điểm để đánh giá gồm: thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4.

Thang điểm của GPA khác nhau tùy mỗi quốc gia
– Thang điểm 10
Thang điểm 10 được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường trung cấp/cao đẳng/đại học, đang áp dụng phương pháp đào tạo theo niên chế.
Theo thang điểm này đánh giá kết quả học lực theo học kỳ và cả năm học được tính như sau:
+ Giỏi:
Điểm trung bình GPA các môn học từ 8.0 trở lên.
Xem thêm: Config Cs 1 – Download Cs 1
Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên còn học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn từ 8.0 trở lên.
Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 6.5 trở lên.
+ Khá:
Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên.
Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn từ 6.5 trở lên.
Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 5.0 trở lên.
+ Trung bình:
Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên.
Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu 5.0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 5.0.
Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 3.5 trở lên
+ Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3.5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình mỗi môn trên 2.0.
+ Kém: Các trường hợp còn lại
Phân loại sinh viên và đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung các học phần:
Xuất sắc: 9 – 10
Giỏi: 8 –
Khá: 7 –
Trung bình khá: 6 –
Trung bình: 5 –
Yếu: 4 –
Kém: Dưới 4
– Thang điểm chữ
Thang điểm chữ được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Điểm A: Giỏi
Điểm B+: Khá giỏi
B: Khá
C+: Trung bình khá
C: Trung bình
D+: Trung bình yếu
D: Yếu
F: Kém (không đạt)
– Thang điểm 4
Thang điểm 4 được dùng để tính điểm GPA học kỳ, năm học và điểm trung bình tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc cao đẳng/đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Xem thêm: Trò Chơi Trang Điểm Công Chúa, Game Trang Điểm Công Chúa Xinh Đẹp Nhất
+ Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:
Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
Yếu: Điểm GPA dưới 2.00
+ Xếp loại bằng tốt nghiệp:
Bằng Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
Bằng Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
Bằng Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
Bằng Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
Mối quốc gia sẽ có cách sử dụng các thang điểm khác nhau để đánh giá kết quả học tập. Ở các nước phương Tây như Mỹ, Úc, Anh,… sẽ sử dụng thang điểm chữ (letter grade) bao gồm A, B, C, D, F để đánh giá kết quả học tập của học sinh/ sinh viên. Mỗi nước lại có thể chia nhỏ từng mức điểm thành các mức nhỏ hơn, ví dụ với mức A được chia thành A+, A, A-,…
GPA được tính theo công thức nào?

GPA là chỉ số đánh giá kết quả, phân loại học tập
GPA là điểm trung bình môn học, một số môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau trong tính trung bình, thường các môn học quan trọng, chiếm thời lượng nhiều sẽ thể hiện ở số tín chỉ cao và ngược lại.
GPA = (Tổng điểm trung bình môn x số tín chỉ/môn) : Tổng số tín chỉ
GPA được tính theo thang điểm 4, khác với thang điểm của Việt Nam là 10. Có nghĩa là trong thang điểm 4 này 4 là điểm cao nhất. Điểm được đánh dấu theo các mức (A,B,C,D,F) hoặc dạng số từ 0 -> 4. Cụ thể như sau:
+ A = 4 = Giỏi
+ B = 3 = Khá
+ C = 2 = TB
+ D = 1 = Qua môn (yếu)
+ F = 0 = Rớt (kém)
Quy đổi GPA
US GPA | Điểm (hệ 4.0) | Điểm (hệ 10.0) |
A+ | 4 | 8.5 – 10 |
A | 3.8 – 3.9 | |
A- | 3.4 – 3.7 | |
B+ | 3.1 – 3.3 | 7.0 – 8.4 |
B | 2.8 – 3.0 | |
B- | 2.4 – 2.7 | |
C+ | 2.1 – 2.3 | 5.5 – 6.9 |
C | 1.8 – 2.0 | |
C- | 1.4 – 1.7 | |
D+ | 1.1 – 1.3 | 4.0 – 5.4 |
D | 0.8 – 1.0 | |
D- | 0.7 | |
F |