Content creator có thật là những người chỉ biết viết không hay còn biết làm những việc khác nữa? Nếu trở thành một content creator, bạn sẽ “đối mặt” với công việc gì, áp lực ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Content creator là ai?
Trước khi viết bài này, một bài phỏng vấn nho nhỏ dành cho vài người bạn được tạo ra với câu hỏi “Content creator là ai?” để xem các bạn ấy nghĩ gì. Và đây là câu trả lời về content creator:
Một đứa mọt chữ?
Một người chuyên nghĩ ý tưởng điên rồ, đầu óc lúc nào cũng trên trời trên mây
Tất cả những người trên đều là content creator. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc thù của công việc, cơ cấu từng tổ chức, content creator sẽ có những cái tên khác nhau: content writer, social media executive, PR executive, designer, editor hoặc script writer.
Đang xem: Content creator là gì
Content creator làm việc gì?
Hình dung đơn giản như này: content creator là người tạo ra content. Đó là những người viết, người thiết kế ảnh,… hay thậm chí là cả người làm video với những nội dung chuyên sâu như storytelling, SEO, PR, adversiting, digital,… hoặc cũng có thể là một content trong một in-house quy mô nhỏ. Họ sẽ phải vừa viết bài, vừa chụp ảnh, thiết kế ảnh, vừa biên tập video và kiêm luôn việc đăng bài – quản lý hiệu quả.
Xem thêm: Uuid Là Gì? Cách Tạo Uuid Với Javascript Chỉ Với 6 Dòng Code
Rõ ràng, phạm trù công việc của một người làm content là… không giới hạn. Tùy vào vị trí – chức vụ, đặc thù của tổ chức (agency hoặc in-house), cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, content creator sẽ có thể làm các công việc dưới đây:
Lên ý tưởng, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch cho các dự án, chiến dịch truyền thông và thực thi.Viết, viết và viết: đảm nhận phần “chữ” cho các ấn phẩm truyền thông: kịch bản, lời thoại, slogan, bài đăng social media, nội dung email marketing, nội dung website, tạp chí,… Cái gì cứ dính đến chữ là việc của content creator.Phối hợp cùng bộ phận designer, video production,… để hoàn thiện các ấn phẩm. Hoặc kiêm luôn designer và làm production, tùy trường hợp.Nhiều lúc, sẽ tạo quảng cáo, chạy cả event, ôm luôn cả tổ chức sản xuất,… cùng với đủ việc không tên.
Xem thêm: cách hack game zombie tsunami
Nếu là quản lý, content creator sẽ đảm nhận thêm những đầu việc như này:
Phân bổ và quản lý công việc cho thành viên trong nhóm.Kiểm duyệt bài.Lên kế hoạch đào tạo chuyên môn nhân sự, tổ chức các buổi sáng tạo để tạo ra ý tưởng mới.Đánh giá, đo lường hiệu quả để đưa ra kế hoạch điều chỉnh kịp thời.Đảm bảo hoạt động & quy trình làm việc của nhóm.Thỉnh thoảng, ngồi với khách, ngồi với sếp, ngồi với nhóm khác,…
Nghe thì ít nhưng triển khai tỉ mỉ ra thì không hề ít việc đâu. Đôi lúc, sẽ gặp những tình huống trớ trêu khi sếp hoặc đồng nghiệp không hiểu công việc của bạn.
Và rất nhiều tình huống thú vị khác mà bạn sẽ gặp trong thực tế. Nếu chưa, hãy đi tìm một công việc thực tế để hiểu hơn về nghề content nhé!
Trích từ sách “Content hay nói thay nước bọt – Bí quyết thành công của content creator”