Câu Vè Gọi Hồn (Quoc Hung Nguyen Cao), Trò Chơi Gọi Hồn

Nhân lễ hội Hoá Dạ Quỷ của người Tây , Đậm mời bạn ôn lại những vật thể tâm linh trong dân gian Việt Nam.

Đang xem: Câu vè gọi hồn

ma đói

*

Ma đói vốn là người. Có điều sống đi làm điều xấu, chết bị đày làm ma đói. Kiếp phiêu bạt giang hồ từ đây mà bắt đầu. Không nơi nương tựa, không người thờ cúng. Biết làm gì khác ngoài phá đám người sống để kiếm ăn đây. Bóng hình ma đói: bụng to, tóc dài và cứng, da vàng xanh, người đầy ghét. Ma đối có chiếc bụng đói ăn chẳng bao giờ no, vì miệng và họng chúng chỉ to bằng cái lỗ kim.

ma trơi/ma chơi

*

Như một đốm lửa nhỏ xanh lập loè, ma trơi là linh hồn của những đứa trẻ tinh nghịch chết sớm, chưa tạo đủ nghiệp chướng để xuống địa ngục, chưa đủ duyên phận để siêu thoát. Trong khi chờ đầu thai, ma hù doạ người qua đường để giết thời gian. Thường vào các đêm mưa phùn gió bấc, cuối đông đến giữa xuân, ma sẽ xuất hiện quanh nghĩa địa; đi một mình hoặc theo cặp, không đi theo nhóm. Gặp ma trơi cũng giống như gặp chó sủa, nếu bạn chạy ma sẽ đuổi theo đến cùng. Nếu bạn dùng nắm đấm, ma sẽ phân thân thành nhiều ma nhỏ hơn. Trừ khi bạn xỉu hoặc chạy đến nơi có đèn sáng. Nhưng xin hãy yên tâm, ma trơi chỉ hù doạ trẻ nhỏ hoặc người yếu bóng vía.

ma xó

*

ma xó là con ma được nuôi trong xó để chống trộm và sai khiến theo ý mình. tục thờ ma xó này vốn là một phép luyện tinh của những thầy phù thuỷ xứ Miên, Thái… khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. ma xó được luyện từ cái sọ người. người chết càng oan ức tức tưởi, ma xó càng mạnh. cũng có nơi dùng xác chết thai nhi còn nguyên vẹn, yểm bùa để không thể siêu thoát. đời ma xó gắn liền với đời gia chủ. chúng sẽ tác động đến thần thức của người xung quanh giúp thân chủ đạt được mục đích. phổ biến là giúp chống trộm và đánh lô đề, giúp làm ăn thuận lợi. bạn phải thờ ma xó nơi tăm tối, giấu kín không cho ai thấy và cúng đàng hoàng nếu không muốn bị phản.

ma da

*

thử tưởng tượng, bạn đang bơi trên một khúc sông, một mình, nơi này hoang vắng. bỗng dưng bạn bị kéo chân, lôi sâu xuống nước và chết ngộp. khi bạn biết mình gặp ma da thì đã muộn. có lúc người ta thấy ma da trông như một đứa trẻ; một tấm vải đen lớn, hay như một đám rong rêu trơn nhớt dưới đáy sông. chúng là linh hồn của những người chết đuối không siêu thoát được. ma da nào tìm được người chết thay thì sẽ được ở gò đống hay vất vưởng trên cành cây, dù sao vẫn đỡ hơn cõi nước lạnh lẽo. người ở gần bờ sông hay nghe tiếng ma da than thở khóc lóc vì lạnh lẽo. bởi vậy, ở những khúc sông nghiệt ngã, người ta hay rước thầy phép đến vớt vong ma da lên khu vực khô ráo để trừ hoạ cho dân.

ma lon và cách chơi

*

nếu thích chơi đuổi bắt với hồn ma, hãy chơi ma lon. xuất phát từ vùng Nam Bộ, trò này thường dành cho trẻ nhỏ (dưới 13 tuổi) chơi với mấy linh hồn con nít ham vui để chúng nguôi ngoai.

Xem thêm: File Tiff Là Gì – Định Dạng Ảnh Tiff Là Gì

gọi ma lon lên chơi là một nghi thức mà bạn cần phải có lòng thành. lưu ý: giữ thái độ nghiêm túc khi chơi. sợ bầm chân thì đừng chơi.

địa điểm: nơi âm thịnh dương suy, không đèn, vắng vẻ, rộng rãi và ít gió

thời gian: từ 8h tối trở đi

số lượng: ít nhất 2 người

đồ chơi:

1 điếu thuốc (để biết khi nào ma lên)

3 cây nhang (nhang tàn, nghỉ chơi)

đồ cúng (bánh trái, bánh oản)

lon sữa bò

phấn để giới hạn khu vực chơi

cách chơi:

một đứa sắp xếp đồ cúng quanh cái lon úp, cắm nhang và thuốc lá rồi đốt cùng lúc

dùng thần chú gọi hồn: “Mấy hồn có rãnh lên chơi với tụi con” hoặc “vè gọi hồn,vè gọi hồn,vè gọi hồn” cỡ 5 lần

nếu điếu thuốc lá rít lên nghĩa là hồn lên. lon bắt đầu chạy tung tăng. khi bắt được bạn nó sẽ đạp vào gót chân bạn và bạn bị loại. trò chơi kết thúc khi cả đám bị loại hoặc 3 nén nhang cháy hết.

nếu sợ quá chịu không nổi nữa?

chạy lại chỗ có ánh sáng chờ nhang cháy hết rồi về nhà

lấy hết can đảm quay lại đá lon cho cây nhang rớt ra hoặc văng lon xuống nước

thuồng luồng

*

vốn là đất nước sông ngòi chằng chịt, thuồng luồng (giao long) là nỗi khiếp sợ của người Việt xưa. theo mô tả, thuồng luồng dài ít nhất 3m, đầu to 1m, 4 chân, thân có vảy cứng và răng nhọn như rừng gươm. thuồng luồng ăn hết cá của người, ăn luôn thịt người, tạo sóng to đánh lật thuyền. tuy nhiên, thuồng luồng lại sợ rùa. người Việt cổ có một bí kíp là xăm hình thuồng luồng để nó tưởng là đồng loại mà không làm hại. tu luyện được 500 – 1000 năm, thuồng luồng sẽ hoá rồng lên thiên giới. con nào tu dở thì tiếp tục cai quản sông hồ hoặc bơi ra biển làm thần dân long vương.

chằn tinh

*

bắt nguồn từ dân tộc Khơ Me, chằn tinh là một giống dân dữ ở đảo Sri Lanka. vua chằn là Râvana. người Khơ Me Nam Bộ gọi chằn là Yeak, tượng trưng cho cái ác, chuyên gieo tai ương. vẻ ngoài chằn tinh hung dữ táo tợn: vạm cỡ, mắt lồi, mày xếch, miệng rộng, lưỡi đỏ, nanh nhọn. nếu là chằn cái thì mặt mày được to vẽ vằn vện hơn. chằn tinh khoác một áo choàng rực rỡ, chân đi giày to, tay cầm gậy to hoặc chày vồ. mặt mũi hầm hầm, bặm trợn luôn sẵn lòng chiến đấu.

ông kẹ (ông ba bị)

*

Chuyện là, vào năm 1608, tình trạng mất mùa xảy ra từ Nghệ An kéo dài đến các tỉnh miền Bắc. Nạn bắt cóc trẻ em bán cho dân đàng Trong rộ lên. Toán bắt cóc đi thành nhóm 6 người, dong thuyền từ ngoài khơi vào đến bờ thì chia làm 3 tốp, mỗi tốp mang theo một túi cói to có hai quai. Bởi vậy mới có câu 3 bị, 9 quai, 12 con mắt. Chúng đi vào các khu dân cư ven biển, bắt trẻ em vào bị, tẩu thoát lên thuyền, rất khó đuổi kịp. Cũng có mô tả khác về ông ba với bóng hình đen đủi, gớm ghiếc, xách bị to đi ăn xin. Nhưng nếu có cơ hội thì sẽ bắt luôn trẻ con đem bán.

Xem thêm: Chấm Công Tiếng Anh Là Gì ? Dịch Sang Tiếng Anh Chấm Công Là Gì

bóng đè

*

Trong đời ai cũng gặp bóng đè một lần cho biết. Ma bóng đè không gây nguy hiểm, nhưng lại gây hoang mang. Theo như lời nạn nhân mô tả, ma có hình dáng của người, tối đen như mực; đứng, ngồi trên ngực bạn, dí sát vào mặt bạn. Bạn sẽ rơi vào trạng thái khó thở, nhìn thấy hình ảnh kì dị, âm thanh bí ẩn, muốn cử động mà không nhúc nhích được.

Related Posts