(Từ lóng “come out” nghĩa là “công khai”, “bày tỏ” tình trạng đồng tính của mình cho người khác biết – Lnd.)
“Lòng bác ái không được giả hình giả bộ.” (Rôma 12,9)
Một khoảnh khắc thử thách
Bạn sẽ nói gì khi gặp trường hợp một người bạn, một thành viên gia đình hay một người mà bạn rất thân muốn “công khai” và tuyên bố cho bạn biết tình trạng đồng tính của họ? Hoặc có thể đó là người không mấy thân thiết, một đồng nghiệp hay một học sinh trong lớp. Khi ấy bạn sẽ nói gì?
Còn nếu bạn là người có khuynh hướng ĐTLA, sẽ ra sao nếu bạn thổ lộ với người khác rằng bạn đang có những ham muốn đồng tính và người ấy khuyên bạn nên “công khai” điều ấy? Bạn sẽ nói gì với người ấy? Bạn có nên “công khai” không?
Khi diễn viên hài nổi tiếng Ellen bày tỏ công khai khuynh hướng đồng tính của mình trên kênh truyền hình ABC năm 1997, dân chúng Mỹ qua đó đã được chỉ vẽ cho thấy nên phản ứng thế nào với việc này, đó là phải “thoải mái, vui mừng và hơn hết là chấp thuận”. Nhưng với người có đức tin tôn giáo, họ có thể có cách phản ứng khác khi có người quan tâm đến việc “công khai” giới tính. Thoải mái ư?!…khi mà nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy phân nửa số người thực hiện hành vi tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm AIDS? Vui mừng ư?…khi mà niềm vui của việc có con, sinh con lại bị gạt sang một bên. Chấp thuận ư?…khi mà truyền thống Công giáo dạy rằng hành vi tình dục đồng tính là trái đạo đức?
Một cạm bẫy
Hành vi “công khai” giới tính không phải là khoảnh khắc đơn giản để cởi mở mà “cộng đồng những người đồng tính” đã quảng bá như vậy. Đó là một cái bẫy đưa cuộc đối thoại và mối quan hệ của hai người đối thoại vào nguy hiểm, bởi vì:
1/ Người “công khai” giới tính đang gắn kết anh ta/ chị ta với một lối sống đôi khi trở nên nghiện (tình dục), có thể nguy hiểm đến tính mạng (do bị kì thị, đối xử quá khích), khó khăn, và….
Đang xem: Came out là gì
2/ Người được bày tỏ, khi biết tin bạn mình có lối sống đồng tính, người ấy phải chọn lựa giữa tình bạn và các giá trị mà họ tin tưởng và đề cao.
Mục đích của bài viết này là giúp bạn không phải rơi vào tình thế phải lựa chọn “chỉ một trong hai” khắc nghiệt ấy, thay vào đó là cách đón nhận yêu thương, nhẫn nại và khôn ngoan. Bài viết này sẽ trang bị cho bạn cách thể hiện tình thương yêu với người muốn “công khai” hoặc người đòi hỏi bạn “công khai”. Bằng cách thực hiện việc ấy một cách trung thực, chúng ta thể hiện sự sáng suốt của truyền thống Kitô giáo.
Văn học “come out”
Nhiều người đã viết về đề tài này. Thật ra phong trào cổ vũ ĐTLA đã chuẩn bị rất kỹ bước đi “công khai” giới tính cho các thanh niên vì họ cho rằng đó là thời điểm quan trọng. Đó là một nghi thức, bước chuyển tiếp khi gia nhập một phong trào rộng lớn, năng nổ, và có vẻ hấp dẫn. Đó cũng là cách để người ta gia nhập cộng đồng và phong trào ấy.
Một vị khách nếu ghé vào hiệu sách dành cho giới đồng tính to nhất ở Boston sẽ thấy khu vực nổi trội nhất là dành cho các sách viết về việc “bày tỏ công khai”. Có đủ loại gồm các chứng từ, chỉ dẫn, quá trình lịch sử và thậm chí cả một học thuyết với hình thức chống đối, tất cả đều hướng dẫn và khuyến khích mọi người (đặc biệt là các bạn trẻ) hãy bước vào cảm xúc đồng tính. Thông điệp của họ là: hãy tin vào sự tốt đẹp, nhất là sự vĩnh cửu của những cảm xúc ấy và khuyên họ hãy tuyên bố họ là “gay” hay “les” với những người có tầm quan trọng trong đời họ.
Hai lựa chọn phân cực và tiêu cực
Tất cả các tác giả hướng dẫn việc “công khai” giới tính đều khuyên người ta chỉ nên lắng nghe hai phản ứng này mà thôi:
Hoàn toàn phản đối hoặc hoàn toàn chấp thuận. Trạng thái tâm lý trắng đen rất rõ rệt, rất sẵn sàng chiến đấu và khó đáp trả. Sau đây là hai câu chuyện thật về tác động ngay lập tức, lâu dài của hai người đã từng đối diện với việc “công khai” giới tính của người khác. Họ là hai bạn trẻ không có khuynh hướng đồng tính vốn là những người tích cực trong công tác của Giáo Hội.
Tiếp cận với những giá trị thay đổi ấy
+++ Một sinh viên mới tốt nghiệp một trường Công giáo nổi tiếng. Cô ta hay làm việc với các thanh thiếu niên trong giáo xứ. Cô ấy không muốn đưa ra các lời dạy của Giáo Hội về ĐTLA cho các thanh thiếu niên cũng như lời mời gọi sống khiết tịnh. Dù cô ấy rất tốt lành và quan tâm đến công tác cho giới trẻ nhưng lại giữ ý định không nói cho các bạn trẻ những điều ấy vì cảm thấy phải giữ uy tín của mình với một anh bạn thân là người có khuynh hướng đồng tính trong trường. Anh bạn ấy đã “công khai” giới tính của mình với cộng đồng sinh viên khi còn học trong trường.
+++ Một anh chàng rất đạo đức, điều hành công tác giới trẻ, rất quan tâm đến lời chứng của những người đã từng sống lối sống đồng tính và họ đã hoàn tất hành trình tìm lại cảm xúc với người khác phái. Anh ấy tin vào tính xác thực của những lời chứng ấy nhưng lại không muốn chuyển những thông điệp này cho những người làm công tác giới trẻ khác. Anh ta e ngại sẽ xúc phạm một người bạn của mình, người đã “công khai” tình trạng đồng tính với anh ấy vài năm trước.
Xem thêm: Cách Lên Đồ Van Helsing (Vanhein) Trong Liên Quân Mobile, Hướng Dẫn Cách Chơi
“Công khai” – Một con dao hai lưỡi
Qua trường hợp của hai bạn trẻ trên, ta thấy ngoài mục tiêu trở nên thành viên đích thực của phong trào đồng tính, mục tiêu thứ hai của việc “công khai” giới tính là tìm kiếm những người bạn hay các thành viên khác trong gia đình muốn “chuyển hệ” từ “straight” (“dị tính”) sang “gay” (“đồng tính”), hóa ra chỉ vì lợi ích của phong trào cổ vũ ĐTLA. Nếu không đồng tình hoặc phủ nhận lợi ích ấy, thường sẽ làm tan vỡ tình bạn hoặc mối quan hệ gia đình – quả là một cái giá quá đắt. Những ai phải đứng trước lựa chọn trên có khi gọi đây là một sự “tống tiền tình cảm”.
Việc “công khai” tình trạng ĐTLA đáp ứng hai mục đích cho những ai quyết định thực hiện điều này:
Việc nhận diện về mặt tâm lý và xã hội bằng cách công khai với mọi người đời sống tình dục đồng tính của mình là một hành động tự dán nhãn, cản trở rất nhiều những khả năng phát huy bản thân.Đặt người khác vào thử thách phải chọn lựa hoặc chống đối hoặc ủng hộ nếu họ hoài nghi về lối sống đồng tính. Người đặt ra thử thách này đưa mình vào thế bị động, có thể trở thành nạn nhân nếu người kia chống đối quyết liệt. “Công khai” là một hành động dễ bị tổn thương đồng thời là một hành động gây hấn.
Vậy thế nào là một phản ứng khôn khéo?
Mọi lúc mọi nơi, khôn ngoan nhất là cần cho bạn mình (người muốn “công khai” giới tính) thấy sự quan tâm và quý mến dành cho người ấy nhưng tình yêu cũng đòi hỏi phải rất dũng cảm.
Để bắt đầu đối thoại chúng ta có thể nói như sau: “Cám ơn bạn đã chân thành với tôi. Chắc hẳn bạn đã lấy hết can đảm để nói với tôi chuyện này. Tôi rất vui vì bạn đã tin cậy tôi. Tôi không hắt hủi bạn đâu vì tôi quan tâm đến bạn.”
Khi “bày tỏ công khai”, họ rất dễ bị tổn thương nên bạn phải trả lời bằng cách khẳng định lại một cách mạnh mẽ, chân thành rằng bạn quan tâm đến họ.
Hoặc nếu như có ai bắt bạn phải “công khai” giới tính (nếu bạn là người mang cảm xúc đồng tính), bạn có thể trả lời thế này: “Cám ơn bạn đã chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề này. Tôi sẽ không “công khai” đời tư của tôi cho mọi người. Tôi dự định sống khiết tịnh tôi nghĩ việc tỏ bày bản thân trong vấn đề này sẽ chẳng có ích gì.”
Còn gì nữa không?
Còn một việc. Bạn cũng phải công khai…cho người khác biết bạn là người Công giáo! Vâng. Ở hầu hết các trường đại học và trung học, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ bị tổn thương nếu nhận mình là người tuân theo những gì Giáo Hội dạy về ĐTLA. Câu trích sau đây từ một bài viết trong chương trình nghị sự của giới đồng tính cho thấy nguy cơ này:
“Chúng ta có thể làm suy yếu quyền thế đạo đức của những giáo hội vốn không ưa chuyện ĐTLA bằng cách mô tả họ lỗi thời, gò bó, lạc hậu với thời đại và với những khám phá tâm lý.”
“Kiểm điểm nước Mỹ”Bài viết của Erastes Pill & Marshall Kirk, Tạp chí Guide, 1987
Hơn mười năm sau, bài viết này đã chứng tỏ lời tiên tri của nó. Giờ đây nếu bạn đứng về phía Giáo Hội một cách công khai, bạn sẽ thấy mình bị gán ghép với “lỗi thời”, “lạc hậu” và “khinh miệt đồng tính”. Có cần phải liều lĩnh vì những lời xúc phạm đó không?
Quả là liều lĩnh, nhưng đối tượng lại đang cảm thấy rất chơi vơi sau khi đã tiết lộ một việc rất thầm kín của riêng mình. Thay vì chỉ đứng đó nhìn, bạn có thể và nên liều lĩnh một chút để tiếp tục đối thoại với người đó. Bạn và người kia có thể cùng làm tình huống trở nên tốt hơn ngay cả khi điều này dẫn đến tranh cãi. Hãy cầu nguyện thật nhiều. Hãy cẩn thận chọn địa điểm và thời điểm thích hợp, bạn có thể nói thế này:
“Liệu chúng ta vẫn là bạn của nhau hay không nếu tôi thật lòng với bạn? Liệu chúng ta sẽ không nhìn mặt nhau nếu không đồng ý với nhau về việc này? Tôi muốn bạn biết rằng tôi yêu mến và tin tưởng vào sự sáng suốt của Giáo Hội. Chúng ta có thể lắng nghe nhau được không? Tôi muốn cởi mở với bạn vì tôi rất quan tâm đến bạn.
Bạn có thể gợi ý để bạn ấy hỏi bạn tại sao những người ủng hộ đồng tính lại giận giữ cho rằng Giáo Hội Công giáo “khinh ghét chuyện đồng tính”. Để trả lời điều này, bạn có thể nói:
– “Giáo Hội tôi là những người đầu tiên mở các bệnh viện chăm sóc các nạn nhân AIDS ngay từ khi bệnh dịch này bắt đầu lan truyền. Như vậy là “khinh ghét” ư?
(Về mối liên hệ giữa tình dục đồng giới và bệnh AIDS: nguồn gốc lây lan của HIV/AIDS được quy cho lối sống buông thả của những người đồng tính nam. Ban đầu hội chứng này được gọi là “gay disease”- bệnh của người đồng tính – vì số đông vượt trội trong các bệnh nhân là người đồng tính.) Theo http://conservapedia.com/Homosexuality_and_AIDS
Người bạn kia có thể nói tiếp:
– “Giáo Hội chỉ có thể chứng tỏ tình yêu dành cho chúng tôi – những người đồng tính – một khi Giáo Hội nói rằng ĐTLA là điều tốt đẹp và lành mạnh.” Khi đó, bạn có thể hỏi ngược lại rằng:
– “Liệu có tốt đẹp và lành mạnh hay không nếu như 30% những người có hoạt động tình dục đồng giới ở độ tuổi 20 sẽ trở nên HIV dương tính vào tuổi 30? (*).
– Có phải là tình yêu thật sự hay không nếu tôi khuyến khích một hành vi tình dục dẫn đến cái chết như vậy?
Nếu tôi kể bạn nghe về những người đồng tính đã chọn lối sống khiết tịnh thì bạn có thấy tôi thương bạn hơn không? Một số những người ấy đã cảm nghiệm sự chữa lành khi họ biết những nguyên nhân tình cảm gây ra tình trạng đồng tính. Bằng những hiểu biết này, ít nhất họ không cảm thấy bế tắc.”
(*) Số liệu thống kê từ Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trích dẫn bởi Tiến sĩ Jeffrey Satinover trong quyển ĐTLA và quan điểm chính trị về sự thật, Nxb. Baker Books, 1996)
Sự ủng hộ và chống đối từ việc công khai bạn là người Công giáo
Nếu bạn không bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc chân thành thì những giá trị mà bạn tin có thể bị cuốn đi và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi, cũng như hai bạn trẻ làm công tác mục vụ được đề cập ở trên. Bạn cần nói cho bạn mình biết đâu là sự thật. Như vậy sẽ có ích cho họ và cho chính bạn.
Xem thêm: “A ” So What Nghĩa Là Gì ? A So What Question Có Nghĩa Là Gì
Nếu nói ra sự thật, bạn sẽ cung cấp cho bạn mình những thông tin giá trị không dễ gì tiếp cận trong cộng đồng người đồng tính. Có thể bạn sẽ muốn chia sẻ những thông điệp của tổ chức ‘Lòng Dũng Cảm’. Có thể người bạn ấy sẽ cởi mở, tiếp nhận hoặc có thể không. Dù cách nào đi nữa, cách biểu lộ tình thương như vậy có thể gây ra tình trạng căng thẳng – nhưng lành mạnh, và tình bạn với người ấy có thể sẽ mạnh mẽ và thực tế hơn. Nếu có đổ vỡ vì tức giận, về phía bạn hãy luôn mở lòng và cầu nguyện cho người đó. Với Chúa, mọi sự đều có thể.
————————–…Vượt qua sự thù nghịch…